Năm cách để nuôi dạy nên những đứa trẻ kiên cường-five-ways-to-raise-resilient-children-NAE logo_200x200
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
04 Tháng Giêng, 2022

Năm cách để nuôi dạy nên những đứa trẻ kiên cường

Năm cách để nuôi dạy nên những đứa trẻ kiên cường-five-ways-to-raise-resilient-children-_DSC7045
Năm cách để nuôi dạy nên những đứa trẻ kiên cường Trẻ em ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức khác với các thế hệ trước. Cách chúng ta chuẩn bị cho con em mình sẵn sàng cho những thách thức này không chỉ giới hạn ở việc tránh hình thành các bệnh lý tinh thần, mà còn bao gồm việc giúp con trưởng thành với khả năng thích nghi tốt và kiên cường trước mọi hoàn cảnh.

Trẻ em ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức khác với các thế hệ trước. Cách chúng ta chuẩn bị cho con em mình sẵn sàng cho những thách thức này không chỉ giới hạn ở việc tránh hình thành các bệnh lý tinh thần, mà còn bao gồm việc giúp con trưởng thành với khả năng thích nghi tốt và kiên cường trước mọi hoàn cảnh. 

Các nghiên cứu về sức khỏe tinh thần ở Anh, Mỹ và của WHO đều chỉ ra rằng có 10% đến 20% trẻ em từ 5-16 tuổi gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Khi nói về sức khỏe tinh thần, chúng ta cần đề cập đến các yếu tố rủi ro và yếu tố bảo vệ. Yếu tố rủi ro là những sự kiện hoặc tình huống khiến trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Đối với trẻ em, những tình huống này thường bao gồm bệnh tật, có thêm anh chị em, chuyển nhà, thành viên gia đình qua đời và bố mẹ ly hôn. Các yếu tố bảo vệ là các yếu tố bảo vệ trẻ em khỏi các vấn đề sức khỏe tinh thần. Đây là những yếu tố tăng cường khả năng ứng phó của trẻ khi gặp các yếu tố rủi ro. Các yếu tố này còn được hiểu là khả năng phục hồi. 

Năm cách để nuôi dạy nên những đứa trẻ kiên cường-five-ways-to-raise-resilient-children-Primary Music teacher piano students

1. Tạo sự kết nối 

Nghiên cứu cho thấy những trẻ em có mối liên hệ tích cực với cha mẹ, thành viên trong gia đình, giáo viên và cộng đồng bên ngoài sẽ thể hiện khả năng phục hồi cao hơn nhiều so với những trẻ em bị cô lập. Khuyến khích trẻ xây dựng nhiều mối quan hệ sẽ giúp trẻ kiên cường hơn. Các trường học có hệ thống chăm sóc mục vụ tốt sẽ cung cấp đội ngũ nhân viên để hỗ trợ học sinh. Việc được kết nối với bạn bè cũng rất quan trọng với trẻ em. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể kết bạn, xác định các hành vi lành mạnh và không lành mạnh trong quan hệ bạn bè, từ đó các em sẽ hiểu được rằng tình bạn có thể thay đổi và biết cách giải quyết xung đột để có nhiều tình bạn bền chặt. Tại Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội, chúng tôi dạy các kỹ năng này thông qua chương trình Giáo dục Công dân (PSHE). 

2. Cho phép trẻ trải nghiệm các thử thách trong môi trường hỗ trợ 

Khả năng phục hồi cũng giống như cơ bắp, cần được xây dựng thông qua luyện tập. Trẻ em cần học cách vượt qua thử thách của bản thân để xây dựng khả năng phục hồi. Việc dự đoán và ngăn cản trẻ đối mặt với khó khăn là điều người lớn thường mong muốn, tuy nhiên nên để trẻ trải nghiệm cảm xúc thất vọng, hoặc lo lắng và vượt qua những cảm xúc này, từ đó xây dựng khả năng phục hồi khi phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn. 

3. Bỏ qua – Chấp nhận – Thay đổi 

Người lớn có thể giải thích để giúp trẻ kiểm soát tình hình thông qua ba lựa chọn như sau: trẻ có thể bỏ qua tình huống (cả về thể chất hoặc tinh thần bằng cách chuyển hướng chú ý), chấp nhận hoặc thay đổi tình huống. Điều này giúp trẻ hiểu rằng dù không phải lúc nào các em cũng có thể kiểm soát được hoàn cảnh, nhưng các em vẫn có thể lựa chọn cách phản ứng với hoàn cảnh đó. 

4. Dạy trẻ cách gọi tên và quản lý cảm xúc  

Khi chưa biết gọi tên cảm xúc của mình, trẻ sẽ bộc lộ cảm xúc đó thông qua hành vi. Trẻ có thể đập phá thay vì nói rằng "Con cảm thấy tức giận và cần sự trợ giúp". Đối với trẻ nhỏ, chúng ta có thể chơi các trò chơi như “sao chép khuôn mặt”, trong đó người lớn thể hiện khuôn mặt vui vẻ hoặc buồn rầu, sau đó yêu cầu trẻ bắt chước khuôn mặt đó để thể hiện cảm xúc. Đối với trẻ lớn hơn, người lớn có thể đặt câu hỏi như “Hãy cho bố/mẹ thấy khuôn mặt phấn khích hoặc thất vọng của con" hoặc "Con đang cảm thấy như thế nào?". Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc gọi tên cảm xúc của mình, người lớn có thể nói "Bố/Mẹ có thể thấy con đang tức giận. Con hãy hít thở sâu và sau đó chúng ta nói chuyện nhé?". 

5. Hướng tới mục tiêu 

Khi đạt được một mục tiêu, trẻ sẽ thu về cảm giác thành công, và điều này giúp xây dựng ý thức tích cực về bản thân. Những mục tiêu có thể bao gồm thành thạo một ngôn ngữ mới, một loại nhạc cụ, một môn thể thao hoặc môn học. Những hoạt động chỉ ra sự tiến bộ về kỹ năng rõ ràng và cụ thể sẽ có tác động tích cực nhất đến trẻ. Giao cho trẻ những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi cũng sẽ mang lại cảm giác độc lập, cảm giác thành công và giúp trẻ cảm thấy quan trọng trong gia đình.

Tại BVIS Hanoi, các em học sinh có cơ hội được hợp tác và tham gia các thử thách với hàng nghìn học sinh Nord Anglia khắp thế giới trong các hoạt động độc đáo và thú vị trên Trường học Toàn cầu (Global Campus) - nền tảng học tập trực tuyến độc quyền của Tổ chức Giáo dục Nord Anglia (NAE). Tìm hiểu thêm tại: https://www.nordangliaeducation.com/global-campus

Yếu tố bảo vệ quan trọng nhất là kết nối xã hội. Nếu trẻ cảm thấy bản thân là một phần của cộng đồng và được hỗ trợ trong các mối quan hệ với người thân, giáo viên và bạn bè, thì khả năng cao trẻ sẽ trở nên kiên cường hơn. Việc áp dụng 5 yếu tố bảo vệ này sẽ giúp trẻ phản ứng tích cực trước bất kỳ thử thách nào trong cuộc sống.  

Phụ huynh quan tâm có thể đặt lịch tư vấn tuyển sinh của trường BVIS Hà Nội ngay tại: https://www.nordangliaeducation.com/vi/our-schools/vietnam/hanoi/bvis/open-day-for-prospective-parents