Những câu hỏi thường gặp về Học sinh Song ngữ-bilingual-children-faqs-logo on teal
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
22 Tháng Mười Một, 2015

Những câu hỏi thường gặp về Học sinh Song ngữ

Những câu hỏi thường gặp về Học sinh Song ngữ-bilingual-children-faqs-DSC_2390_755x9999
Những câu hỏi thường gặp về Học sinh Song ngữ
Những câu hỏi thường gặp về Học sinh Song ngữ Nó có phải là một lợi thế khi biết nhiều hơn một ngôn ngữ? Đúng vậy. Song ngữ giúp các em trong học tập vì các em có thể suy nghĩ những ý tưởng của mình bằng cả hai ngôn ngữ. Các em có thể giao tiếp với nhiều người hơn trong cộng động và quốc tế và có thể hiểu được nhiều văn hóa khác nhau.

Những câu hỏi thường gặp về Học sinh Song ngữ-bilingual-children-faqs-Bilingual Children FAQs

Nó có phải là một lợi thế khi biết nhiều hơn một ngôn ngữ?

Đúng vậy. Song ngữ giúp các em trong học tập vì các em có thể suy nghĩ những ý tưởng của mình bằng cả hai ngôn ngữ. Các em có thể giao tiếp với nhiều người hơn trong cộng động và quốc tế và có thể hiểu được nhiều văn hóa khác nhau. Các em có mối quan hệ tốt với gia đình, để các em cảm thấy an toàn và có thêm sự tự tin. Điều này giúp các em học tốt hơn khi ở trường. Các em có thể học những ngôn ngữ khác một cách dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

Có đúng là các trẻ em song ngữ bắt đầu nói muộn hơn các em biết một ngôn ngữ?

Không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em song ngữ học nói chậm hơn. Một số trẻ, song ngữ hoặc đơn ngữ, học nói muộn hơn trẻ khác.

Phụ huynh có nên nói tiếng mẹ đẻ khi ở nhà?

Đúng vậy. Nếu trẻ biết tiếng mẹ đẻ của mình tốt, nó sẽ giúp các em trong việc học tiếng Anh. Khi các em hiểu một ý tưởng trong ngôn ngữ của minh (ví dụ như con số hoặc màu sắc), các em sẽ dễ dàng hiểu nghĩa của từ đó trong tiếng Anh. Đồng thời khi các em biết cách sử dụng ngữ pháp và từ vựng trong tiếng mẹ đẻ, thì các em có thể nhanh chóng tìm ra những điểm tương tự hoặc khác nhau trong ngôn ngữ tiếng Anh.

Có tốt hơn nếu phụ huynh nói tiếng Anh thay cho tiếng mẹ đẻ?

Không nên. Phụ huynh nên sử dụng ngôn ngữ mà Quý vị biết rõ và cảm thấy thoải mái nhất khi sử dụng. Điều này giúp các em trong việc phát triển ngôn ngữ, nói về những ý tưởng và học về thế giới xung quanh. Một đứa trẻ có lợi ích trong việc học ngôn ngữ từ phụ huynh nếu phụ huynh tự tin khi sử dụng ngôn ngữ đó. Trẻ phát triển tốt trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ có thể giúp các em nhiều hơn trong việc phát triển tiếng Anh tốt. Nhưng nếu phụ huynh sử dụng tiếng Anh, các em sẽ mất đi tiếng mẹ đẻ. Cả hai ngôn ngữ sẽ không được phát triển, và các em sẽ gặp nhiều rắc rối trong cả hai ngôn ngữ.

Phụ huynh thường nhận thấy các em không muốn nói tiếng mẹ đẻ ở nhà và muốn nói tiếng Anh. Phụ huynh có thể làm gì về việc này?

Các em sẽ sớm hiểu rằng tiếng Anh là ngôn ngữ thịnh hành nhất trong xã hội và các em thường nhận thấy rằng các ngôn ngữ khác không có giá trị cao. Các trường học, trung tâm trẻ em và gia sư dạy kèm cho gia đình có thể giúp đỡ bằng cách nhấn mạnh tầm qua trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ. Giải thích cho phụ huynh rằng họ cần phải nói tiếng mẹ đẻ, ngay cả khi các em trả lời lại bằng tiếng Anh. Trẻ sẽ hiểu những gì đã nói và tiếp tục học ngôn ngữ này. Các phụ huynh cũng nên kể những câu chuyện và hát những bài hát cùng các em, mượn sách từ thư viện, và cùng xem những chương trình TV hoặc video và thảo luận về chúng. Phụ huynh có thể đưa các em đến các lớp học ngôn ngữ tại cộng đồng và các sự kiện xã hội đề các em có thể gặp gỡ người khác nói cùng ngôn ngữ với các em. Đến thăm gia đình cho các em một động lực mạnh mẽ để giao tiếp với họ hàng và ông bà. Mặc dù việc phải theo kịp ngôn ngữ mẹ đẻ rất khó khăn, nhưng các em sẽ cảm ơn Quý vị khi các em lớn hơn và hiểu được những lợi thế về việc song ngữ.

Một số phụ huynh nói rằng họ không dạy cho các em ngôn ngữ mẹ đẻ ở nhà, vì họ muốn các em học tiếng Anh trước.

Có rất nhiều phụ huynh đã phát biểu điều này. Một điều rất quan trọng mà Quý phu huynh cần ghi nhớ là trẻ càng nhỏ thì việc học ngôn ngữ càng dễ dàng. Đồng thời có nhiều trẻ càm thấy bị tách biệt khỏi gia đình khi mọi người xung quanh nói một ngôn ngữ mà các em không hiểu. Trong trường hợp này trẻ cũng bỏ lỡ những lợi ích của song ngữ và có thể phát triển các vấn đề về cá tính trong quá trình lớn.

Một số trẻ đề nghị phụ huynh không nói ngôn ngữ của mình với các em khi ở sân chơi trong trường hoặc ở nơi công cộng.

Nếu trẻ không được khuyến khích để cảm thấy tự hào về ngôn ngữ và văn hóa của mình thường có cảm giác này. Ngoài ra nếu trẻ bị trêu chọc ở trường có thể cảm thấy xấu hổ. Nhà trường nên khuyến khích các em về việc song ngữ là một kỹ năng bổ sung mà các em có. Các em nên được tuyên dương khi sử dụng nó công khai. Một số trẻ phản ứng rất tốt khi được biết những lợi ích của việc biết hai ngôn ngữ. Tham gia các lớp học tại trường ngôn ngữ cộng đồng có thể giúp các em cảm thấy thích thú với song ngữ.

Còn các em có vấn đề về ngôn ngữ và phải điều trị với bác sĩ trị liệu ngôn ngữ? Phụ huynh có nên ngừng nói ngôn ngữ mẹ để tại nhà và chỉ nói bằng tiếng Anh (mặc dù tiếng Anh của họ không được tốt)?

Không có bằng chứng nào cho thấy song ngữ sẽ làm khó cho trẻ có vấn đề với ngôn ngữ để phát triển ngôn ngữ. Nếu gia đình ngừng việc nói chuyện với trẻ bằng chính ngôn ngữ của mình với trẻ đã có vấn đề về ngôn ngữ có khả năng trẻ sẽ càng cảm thấy cô lập và không thể nói chuyện. Nếu như giao tiếp trong gia đình khó khăn với tiếng Anh, thì đây chỉ tạo thêm nhiều vấn đề. Trẻ có vấn đề về ngôn ngữ cần được bao quanh bởi những người tự tin sử dụng ngôn ngữ để họ có một tấm gương tích cực. Một số nhà nghiên cứu về lĩnh vực này thậm chí còn nghĩ rằng hai ngôn ngữ có thể mang lại lợi ích rất tích cực cho các em.

Nếu một đứa trẻ lớn lên với hai ngôn ngữ (ví dụ tiếng Việt và tiếng Anh) và thỉnh thoảng em sử dụng vài chữ tiếng Anh khi sử dụng tiếng Quảng Đông và ngược lại, em có bị nhầm lẫn không? Các em sẽ sử dụng từ mà các em biết tốt hơn là không nói gì cả.

Ví dụ, nếu trẻ biết từ cho “kem” trong một ngôn ngữ và không biết trong ngôn ngữ còn lại em sẽ sử dụng từ trong ngôn ngữ mà em biết hơn là không yêu cầu kem. Trẻ không bị nhầm lẫn; em chỉ đơn giản là sử dụng ngôn ngữ mà mình biết.