Gặp gỡ Lê Trần Thu Thảo - cựu học sinh tốt nghiệp niên khóa 2016-meet-our-alumni-le-tran-thu-thao-class-of-2016-1-1 copy
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
29 Tháng Sáu, 2022

Gặp gỡ Lê Trần Thu Thảo - cựu học sinh tốt nghiệp niên khóa 2016

Gặp gỡ Lê Trần Thu Thảo - cựu học sinh tốt nghiệp niên khóa 2016-meet-our-alumni-le-tran-thu-thao-class-of-2016-IMG_0098
Gặp gỡ Lê Trần Thu Thảo - cựu học sinh tốt nghiệp niên khóa 2016-ArticlePullQuote-icon_Quote
Các thầy cô ở BIS Hà Nội đã giúp em nâng cao kỹ năng làm việc độc lập và chuyển nỗ lực thành thành quả mà em mong muốn đạt được; những kỹ năng này vô cùng hữu ích đối với em trong giai đoạn nộp hồ sơ đăng ký đại học và cho đến tận bây giờ.
Gặp gỡ Lê Trần Thu Thảo - cựu học sinh tốt nghiệp niên khóa 2016 Lê Trần Thu Thảo tốt nghiệp trung học vào năm 2016 và là một học sinh nổi bật của cộng đồng học sinh trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội.

Lê Trần Thu Thảo tốt nghiệp trung học tại trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội vào năm 2016. Là một trong lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp từ trường, Thảo vẫn luôn nhớ về những ngày tháng học tập tại BIS Hà Nội. 

Thảo hoàn thành chương trình học bốn năm tại Đại học Temple (Mỹ) và nhận được tấm bằng cử nhân chuyên ngành Nông nghiệp. Thu Thảo quay trở lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng để khởi đầu một chương mới trong hành trình của bản thân. Mang theo một tinh thần tích cực trong mình cùng phương châm sống “Hãy coi cuộc đời là một cuộc thí nghiệm và bạn là nhà khoa học”, Thảo luôn cảm nhận được sự hứng thú và háo hức để khám phá mọi khía cạnh của cuộc sống - ngay cả trong những điều mới lạ! 

Em cảm thấy hứng thú nhất với môn học nào ở trường?  

Ở trường, em đã chọn học môn Toán và tổ hợp ba môn Khoa học Tự nhiên. Đối với em, việc được học trong một lớp ít học sinh dưới sự chỉ dẫn của những giáo viên với tính cách khác nhau là điều làm em cảm thấy hứng thú với mỗi giờ học. Các thầy cô luôn biết cách để thêm những ‘gia vị’ riêng cũng như sự tinh tế của mỗi người vào từng bài giảng.  

Tuy nhiên có lẽ giờ học mà em luôn mong chờ nhất đó là giờ Thể dục. Em thích được trải nghiệm thời gian bên ngoài lớp học để chạy nhảy, vận động và chơi các môn thể thao khác nhau, đặc biệt là những cơ hội thi đấu thể thao cá nhân và đồng đội.  

Nhờ vào những sự kiện sôi động đó mà em có thể trở nên gắn kết với thầy cô và bạn bè hơn. Môn Thể dục cũng giúp em học tập tốt hơn khi nó đó đem lại cho em sự cân bằng cần thiết sau những giờ học nghiêm túc trong lớp. 

Em đã theo học tại trường đại học nào? Vì sao em lại quyết định chọn ngôi trường đó?  

Em tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành Nông nghiệp tại đại học Temple ở Mỹ. Tuy rằng Temple không nằm trong các trường xếp hạng đầu tiên, nhưng em tin rằng đây là ngôi trường phù hợp nhất với em, nơi em sẽ không gặp phải nhiều khó khăn khi theo học tại đây.

Temple cũng đáp ứng được những yêu cầu của em về địa điểm cũng như môi trường học: trường nằm ở trong thành phố và có một cộng đồng học sinh đa dạng với hơn 40 nghìn người, trong số đó có rất nhiều bạn đến từ các đất nước có nét văn hóa tương đồng với Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là em có thể dễ dàng kết bạn và hòa nhập vào môi trường mới hơn. 

Một yếu tố then chốt giúp em quyết định chọn Temple nữa là vì trường đã trao cho em học bổng toàn phần. Giờ nhìn lại, em vẫn cảm thấy hạnh phúc với quyết định của mình.  

Quá trình học tại BIS Hà Nội đã giúp em chuẩn bị cho bậc Đại học như thế nào? 

Năm em học Lớp 13, vào tháng 9 trường đã tổ chức một buổi tư vấn tuyển sinh Đại học với nhiều đại diện từ các trường Đại học ở Mỹ tham gia. Trải nghiệm này đã giúp em tìm hiểu kỹ hơn về quy trình tuyển sinh cũng như những cơ hội học bổng tại đất nước ở nửa kia Trái Đất.  Ngày hội tư vấn đã khiến em nhận ra rằng mình cũng có cơ hội - và nó đáng để thử.

Em yêu thích điều gì ở trường Đại học của mình?  

Temple là một trường Đại học công lập với số lượng sinh viên lên đến 40 nghìn người. Điều này có nghĩa là em có rất nhiều ngành học để lựa chọn tại đây, cũng như em có thể thử qua các môn học trong từng lĩnh vực khác nhau.  

Mặc dù chuyên ngành trọng tâm của em là Thực vật học, nhưng em có thể học thêm các môn về Nhân văn, Nghệ thuật, Tôn giáo, Cơ thể động học, để tìm hiểu xem em thích gì và không thích gì. Trong số 42 môn học, môn em thấy hữu dụng nhất là lớp học bơi. Temple cũng là nơi em đã tìm thấy người thầy hướng dẫn thực sự tin tưởng vào khả năng của em, một điều em nghĩ không thể thay thế được.

Với một cộng đồng học sinh lớn, ở trường cũng có rất nhiều câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa mà học sinh có thể tham gia. Trong một tập thể đa dạng như vậy, sẽ rất dễ dàng để tìm ra những nhóm người có chung sở thích với mình. Với em, đó là hội học sinh quốc tế, nhóm leo núi và nhóm sinh viên ngành nông nghiệp.  

Dự định của em sau khi tốt nghiệp là gì?  

Ban đầu em dự tính sẽ tham gia tổ chức phi chính phủ và làm một công việc liên quan đến ngành Thực vật. Nhưng cuộc đời có vẻ đã tự định sẵn con đường cho em. Em tốt nghiệp vào đúng thời điểm giữa đại dịch COVID, bởi vậy mà cơ hội việc làm ở Mỹ không mấy khả quan. Em quyết định đi du lịch trong 4 tháng, rồi quay trở về Việt Nam.  

Em đã làm gia sư Tiếng Anh tự do (tập trung vào giảng dạy IELTS) trong 1 năm rưỡi trở lại đây. Ban đầu đây chỉ là một việc làm thêm, nhưng dần dần nó đã trở thành công việc chính. Hiện tại em cảm thấy khá hài lòng với những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình. Đối với em, tiếng Anh là ngôn ngữ mở ra rất nhiều cánh cửa cơ hội (về cả con người, kiến thức, kinh nghiệm). Khi dạy tiếng Anh, em cảm thấy giống như mình đang đền đáp và truyển lửa cho những người khác mở ra cánh cửa của riêng họ. Ngoài ra em cũng cảm thấy vui khi có thể xây dựng được những mối quan hệ với học sinh của mình bên ngoài giờ học.  

Công việc tự do này đã giúp em tự lập tài chính và trang trải trong khả năng, đồng thời cũng được thoải mái trong thời gian làm việc. Trong khoảng thời gian này, em đã giải tỏa những áp lực đã dồn nén và tồn đọng từ thời đại học. Công việc này đáng giá cho hiện tại, thay vì cứ chồng chất những áp lực khác lên. Em đã chọn phân chia 50/50 giữa công việc và sức khỏe.   

Mặc dù em biết mình sẽ không dạy IELTS mãi mãi, nhưng em cũng chưa nghĩ nhiều về tương lai phía trước. Em tin rằng chỉ cần em tập trung và đặt trọn con tim vào những việc ở trước mắt, những điều tốt đẹp sẽ tới khi em dang tay rộng mở đón nhận nó, chẳng hạn như những người bạn tốt hay những cơ hội tốt phù hợp với bản thân em.  

Một lời khuyên mà em dành cho các bạn học sinh khóa sau là gì?  

“Hãy coi cuộc đời là một cuộc thí nghiệm, và bạn là nhà khoa học” 

Trong một thế giới lý tưởng, các nhà khoa học sẽ đưa ra các giả thuyết có thể chứng minh được hoặc không thông qua một chuỗi thử nghiệm. Những nhà khoa học này sẵn sàng đón nhận bất cứ kết quả nào mà họ có được.  

Nếu như đó là một thi nghiệm chưa từng được thực hiện, họ sẽ tiếp cận vấn đề với sự tò mò và háo hức thay vì lo lắng về những hậu quả tiềm ẩn. Nếu như thí nghiệm không thành công, thay vì cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ, họ sẽ chấp nhận một cách đơn giản, thử nghiệm lại, hoặc khám phá một phương thức mới.  

Mặc dù chúng ta không sống trong một thế giới lý tưởng, em luôn cố gắng áp dụng tư tưởng này ở bất cứ đâu. Đương nhiên sẽ có lúc em cảm thấy xấu hổ hay lo âu, nhưng cách suy nghĩ này giúp em chấp nhận và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân thay vì phải hối hận. Nếu may mắn, có thể em sẽ nhận được một bài học đáng giá từ đó.  

Em cũng luôn cảm nhận được sự hứng thú và háo hức để khám phá những điều mới lạ thay vì trở nên sợ hãi. Em thỉnh thoảng vẫn cảm thấy lo lắng về quá khứ và tương lai, nhưng không thường xuyên như trước đây. Điều đó vừa giúp em kiềm chế sự rối loạn cảm xúc, vừa giải phóng một lượng thời gian đáng kể để em dành cho những điều tốt đẹp hơn.