Hai người thợ xây đang xây một bức tường. Một người nọ tình cờ đi ngang và hỏi, “Các anh làm gì đó?” Thợ xây thứ nhất quắc mắt và trả lời, “Anh không thấy nó là gì sao? Tôi đang xếp gạch.” Thợ xây thứ hai mỉm cười và trả lời, “Tôi là thành viên của nhóm xây dựng trường, ngôi trường này sẽ phục vụ cộng đồng trong nhiều thế hệ, kết nối mọi người với nhau qua học tập và tình bạn.”
Người thợ xây thứ nhất không thấy gì khác hơn ngoài công việc trước mắt và tiền công trong ngày. Khác với anh ta, người thợ thứ hai lại lạc quan và đầy năng lượng. Giữa hai người có sự khác biệt gì? Đó chính là thái độ và tầm nhìn. Chúng thúc đẩy thành công qua mọi nỗ lực, bao gồm nỗ lực học tập, nghiên cứu và đạt được mục tiêu. Thái độ, tầm nhìn cùng những thói quen khác mà tôi sẽ trình bày dưới đây sẽ góp phần vào thành công của học sinh trong hiện tại và tương lai.
Xây dựng tầm nhìn. Tầm nhìn là thứ học sinh cần chú trọng xây dựng, bên cạnh bài vở, điểm số ở trường. Khi chúng ta có tầm nhìn xuất phát từ đam mê, việc học không còn là nghĩa vụ mà trở thành cơ hội. Khi đó, các em học vì một mục đích cụ thể. Nhờ vậy, các em sẽ cố gắng hết mình để đạt mục tiêu, để giúp đỡ người khác và để rèn luyện những kỹ năng quan trọng. Xác định “tầm nhìn tổng thể” sẽ thúc đẩy các em học tập và có nuôi dưỡng những mơ ước to lớn.
Đòn bẩy thời gian. Chúng ta không thể kéo dài thời gian trong ngày, nhưng chúng ta có thể làm cho thời gian trở nên có giá trị hơn. Hãy bắt đầu bằng cách tối ưu hóa thời gian trong lớp. Hãy lắng nghe và tham gia. Việc tập trung khi ở trường sẽ làm giảm thời gian học thêm ở nhà. Ngoài thời gian trên lớp, hãy đạt mục tiêu học tập bằng cách lập kế hoạch học tập hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. Lên kế hoạch cho những bài học ngắn, dành thời gian không quá mười lăm phút để học trước khi chuyển qua môn khác hay hoạt động khác. Điều này giúp các em tập trung và tỉnh táo. Các bài học ngắn cải thiện sự ghi nhớ một cách đáng kể.
Tạo môi trường lành mạnh. Luôn giữ cảm hứng tại môi trường học tập rất có ích cho việc học. Nếu phần lớn thời gian học trong ngày đều tập trung vào màn hình máy tính hay máy chiếu thì các em hãy học mà không cần các thiết bị hỗ trợ bất cứ khi nào có thể. Hãy giảm sự phân tán bằng cách chọn ra hai hay ba địa điểm học tập dễ chịu. Ở đó cần có đủ ánh sáng, một chỗ ngồi thoải mái và đầy đủ tài liệu cần thiết. Ngoài ra, hãy ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc để tạo nền tảng cho sự thành công.
Xây dựng tầm nhìn. Tầm nhìn là thứ học sinh cần chú trọng xây dựng, bên cạnh bài vở, điểm số ở trường. Khi chúng ta có tầm nhìn xuất phát từ đam mê, việc học không còn là nghĩa vụ mà trở thành cơ hội. Khi đó, các em học vì một mục đích cụ thể. Nhờ vậy, các em sẽ cố gắng hết mình để đạt mục tiêu, để giúp đỡ người khác và để rèn luyện những kỹ năng quan trọng. Xác định “tầm nhìn tổng thể” sẽ thúc đẩy các em học tập và có nuôi dưỡng những mơ ước to lớn.
Đòn bẩy thời gian. Chúng ta không thể kéo dài thời gian trong ngày, nhưng chúng ta có thể làm cho thời gian trở nên có giá trị hơn. Hãy bắt đầu bằng cách tối ưu hóa thời gian trong lớp. Hãy lắng nghe và tham gia. Việc tập trung khi ở trường sẽ làm giảm thời gian học thêm ở nhà. Ngoài thời gian trên lớp, hãy đạt mục tiêu học tập bằng cách lập kế hoạch học tập hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. Lên kế hoạch cho những bài học ngắn, dành thời gian không quá mười lăm phút để học trước khi chuyển qua môn khác hay hoạt động khác. Điều này giúp các em tập trung và tỉnh táo. Các bài học ngắn cải thiện sự ghi nhớ một cách đáng kể.
Tạo môi trường lành mạnh. Luôn giữ cảm hứng tại môi trường học tập rất có ích cho việc học. Nếu phần lớn thời gian học trong ngày đều tập trung vào màn hình máy tính hay máy chiếu thì các em hãy học mà không cần các thiết bị hỗ trợ bất cứ khi nào có thể. Hãy giảm sự phân tán bằng cách chọn ra hai hay ba địa điểm học tập dễ chịu. Ở đó cần có đủ ánh sáng, một chỗ ngồi thoải mái và đầy đủ tài liệu cần thiết. Ngoài ra, hãy ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc để tạo nền tảng cho sự thành công.
Students should have a vision beyond assignments, grades, or school itself. When we have a vision borne of passion, study transforms from obligation to opportunity; it brings purpose.
Ethan Hildreth
“Học thầy không tày học bạn”. Triết gia La Mã Seneca từng nói, “Chúng ta học trong khi chúng ta dạy.” Câu nói này hiện ra trong đầu tôi khi lắng nghe con gái tôi mô tả các hợp chất hóa học để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm. Nhờ vậy, tôi học thêm được nhiều điều về hóa học còn cô con gái thì đạt điểm cao trong bài kiểm tra đó. Nghiên cứu cho thấy, học sinh nào vừa học vào kèm thêm cho bạn khác đều đạt kết quả cao hơn. Truyền đạt kiến thức cho người khác là quá trình suy ngẫm và nhắc lại cần thiết cho việc học. Vì vậy, hãy chia sẻ kiến thức của các em với gia đình và bạn bè.
Cân bằng cuộc sống. Cuộc sống còn nhiều điều quan trọng bên cạnh học tập và làm việc. Mất cân bằng sẽ dẫn đến sự kiệt sức. Hãy cân bằng việc học với những sở thích và đam mê khác. Đi dạo ngắm cảnh. Đọc những cuốn sách hay. Tập chơi nhạc cụ hoặc học thêm loại ngôn ngữ mà các em muốn học. Hãy coi việc cân bằng cuộc sống như một bài tập phải làm. Các em sẽ nhận ra, học tập không chỉ là nhiệm vụ ở trường mà còn là việc cần làm để hoàn thiện cuộc sống.
Có ý thức rèn luyện những thói quen này sẽ đem lại hiệu quả học tập tốt hơn ở trường cũng như thành công trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng cần tới 6 tuần để hình thành một thói quen mới. Vây nên, hãy kiên trì rèn luyện những thói quen này. Chỉ sau vài tuần nữa, các em sẽ nhận ra chúng đã trở thành phần thói quen hàng ngày của các em trên con đường học tập lâu dài.