Tại BIS, chúng tôi sử dụng nhiều hình thức đánh giá và kiểm tra khác nhau, nhằm giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh nắm được tình hình học tập của học sinh và các bước cần làm tiếp theo. Ở khối Mầm non, các bài đánh giá của chúng tôi liên tục được tiến hành dựa trên việc các thầy cô quan sát học sinh trong giờ học, trò chuyện các em, lắng nghe phản hồi và đánh giá cách các em tham gia vào các hoạt động.
Với khối Tiểu học, cùng với đánh giá của giáo viên, chúng tôi bắt đầu giới thiệu một số điểm đánh giá chính thức, đo lường sự tiến bộ của học sinh trong các lĩnh vực cụ thể và xác định những phần còn thiếu sót để định hướng tới việc giảng dạy trong các lĩnh vực này.
Với khối Trung học, để chuẩn bị cho các kỳ thi quốc tế của khối lớp 11 và 13, các bài kiểm tra định kỳ được tiến hành nghiêm túc hơn và mô phỏng các kỳ thi thực tế. Tuần trước, khối lớp 10 và 12 đã có Bài kiểm tra Tiến độ (Progress Check Tests, gọi tắt là PCTs) – kết quả bài thi này giúp giáo viên và học sinh nhìn nhận được mức độ tiến bộ trong học tập của các em, đồng thời cho học sinh được trải nghiệm một kỳ thi chính thức sẽ diễn ra như thế nào. Các em học sinh khối 11 và 13 của chúng tôi đang bận rộn với những bài ôn tập cuối cùng, trước khi nghỉ ôn tập sau Kỳ nghỉ Xuân.
Khi bàn tới vai trò của các bài kiểm tra và đánh giá tại trường học, việc tìm được một điểm cân bằng hợp lý là vô cùng quan trọng chúng ta cần được cân bằng đúng đắn. Một đồng nghiệp cũ của tôi đã từng nói, "Không thể vỗ béo lợn bằng cách cân đo", dịch theo nghĩa giáo dục là "Không thể giáo dục một đứa trẻ bằng cách kiểm tra". Các bài thi không xây dựng kiến thức, kỹ năng hoặc sự hiểu biết của học sinh về một chủ đề mà chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về quá trình học hiện tại. Chúng ta cần phải thận trọng để không kiểm tra học sinh quá mức; mục đích cốt lõi của chúng tôi là giáo dục, không phải thi cử. Đánh giá là một thước đo quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất là sử dụng những kết quả đó để bổ sung vào giảng dạy và tập trung vào việc cung cấp cho học sinh những trải nghiệm học tập có mục tiêu, kích thích giúp các em tiến xa hơn.