Một nghiên cứu cách đây 25 năm đã chỉ ra rằng các bài đánh giá năng lực tổng kết (bao gồm kỳ thi và các bài kiểm tra) đã có ảnh hưởng như thế nào đối với đối với động lực và khả năng tập trung của học sinh trong thời gian ngắn. Nghiên cứu nhìn nhận các bài đánh giá là mục tiêu học tập thay vì coi trọng những kinh nghiệm học tập sâu sắc và giá trị mà học sinh rút ra trong quá trình học tập (Kellaghan, Madaus, và Raczek, 1996) Một nghiên cứu thực hiện trước đó vào năm 1985 đã đặt ra các cụm từ “Động lực bên trong và bên ngoài” (Deci & Ryan, 1985). Theo đó, những học sinh có “động lực bên ngoài” thường sẽ đi theo chiều hướng học nông và học vẹt. Dù đã ba thập kỷ trôi qua nhưng kết quả nghiên cứu trên vẫn là cơ sở trọng tâm của các cơ quan giáo dục hiện nay. Tại BIS Hà Nội, nó đã hỗ trợ cho chúng tôi trong việc đảm bảo coi trọng các kỹ năng học tập và quan trọng nhất là nỗ lực cần thiết để học sinh học tập hiệu quả.
Nỗ lực học tập là nghị lực và quyết tâm mà học sinh thể hiện trong môi trường lớp học.
Động lực nội tại tập trung vào cảm giác hài lòng bắt nguồn từ một hoạt động học tập.
Động lực bên ngoài tập trung vào bản chất khen thưởng của một kết quả, ví dụ như kết quả kiểm tra bên ngoài.
Sự nhạy bén trong học tập đòi hỏi các cá nhân phải có khả năng suy nghĩ sâu sắc trước thử thách. Những người cho thấy sự thành công trong kỹ năng cụ thể này thường :
-
Chấp nhận thách thức
-
Thực hiện một thử thách mới
-
Không bị bó hẹp trong những ý tưởng đầu tiên
-
Tạo thói quen thúc đẩy các ý tưởng mới