Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của bạn. Để tìm hiểu thêm và chọn các tùy chọn cookie của bạn, vui lòng tham khảo trang web của chúng tôi cookie policy.
Nhập học từ năm 2012 và là một thành viên của cộng đồng trường BIS Hà Nội trong suốt 10 năm qua, có thể nói Lê Phương Anh là một tấm gương tiêu biểu đại diện cho những giá trị cốt lõi của nhà trường.
Phương Anh tốt nghiệp chương trình Tú tài Quốc tế IBDP với số điểm 44 gần như tuyệt đối, cao hơn 12 điểm so với mức trung bình thế giới và nằm trong top 1% học sinh trên toàn cầu nhận được điểm số đáng kinh ngạc này. Bên cạnh thành tích học tập đáng kể, em còn rất năng nổ tham gia vào các hoạt động thể thao cũng như nghệ thuật và trở thành một học sinh xuất sắc toàn diện.
Lớn lên trong một gia đình có bố mẹ là kiến trúc sư, Phương Anh được tiếp xúc và đắm mình trong nghệ thuật từ khi còn nhỏ tuổi. Em tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật trong quãng thời gian theo học tại BIS Hà Nội. Cùng với những kỹ năng và kiến thức em tiếp thu trong hành trình 10 năm học tập tại đây, Phương Anh đã nhận được thư mời nhập học từ trường Đại học Toronto (University of Toronto) danh giá tại Canada, chuyên ngành Nghiên cứu Thị giác.
Xin chào, em tên là Phương Anh. Em tốt nghiệp trường BIS Hà Nội vào năm 2022 sau hành trình 10 năm học tập tại đây. Được lớn lên trong một gia đình có bố mẹ kiến trúc sư đã khiến em say mê sáng tạo nghệ thuật kể từ khi còn nhỏ. Trong suốt những năm học tập tại BIS Hà Nội, em đã tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật, cũng như tham gia vào các hoạt động thể thao, lãnh đạo học sinh và văn hóa khác nhau.
Đối với em chắc chắn đó là những kỷ niệm mà em có được sau những chuyến tham quan với trường. BIS đã luôn là một cộng đồng đầy gắn bó giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh, nhưng những chuyến đi này còn khiến cho sự kết nối trong cộng đồng càng thêm khăng khít hơn nữa. Cho dù đó là chuyến tham quan FOBISIA, Global Games, Giải thưởng Công tước xứ Edinburgh hay các chuyến tham quan của khối, những trải nghiệm em có được sẽ không thể nào thay thế được. Sự rèn luyện, học hỏi tích cực, tinh thần thể thao nồng cháy, và cả những người bạn mới gặp trong các cuộc thi đầu thể thao quốc tế đều là những kỷ niệm em sẽ luôn giữ mãi trong tim. Bố mẹ em cũng rất thích tham gia cổ vũ cho đội Lionhearts trong những dịp thi đấu này, có khi là còn hơn cả em nữa.
Giống như cách mà em may mắn được trở thành một phần trong hành trình phát triển của BIS Hà Nội trong 10 năm qua, BIS cũng đã đóng một vai trò to lớn trong quá trình trưởng thành của em - để có thể trở thành một học sinh tự chủ trong cách suy nghĩ, một nữ đam mê thể thao, một con người say mê sáng tạo nghệ thuật và thành viên của một cộng đồng bền chặt. BIS đã trao cho em rất nhiều cơ hội để mở mang học hỏi và trở thành một người học toàn diện như bây giờ.
Chủ nghĩa hoàn hảo luôn hiện hữu trong phần lớn cuộc đời của em. Với một chủ đề mang đậm tính cá nhân như vậy, em cảm thấy rằng em có thể truyền đạt được ý nghĩa của chủ đề này theo phương hướng nghệ thuật khi mà ngôn từ không thể diễn tả được. Mưu cầu sự hoàn hảo không phải là một điều xấu, tuy nhiên triển lãm của em tập trung mô tả sự cầu toàn độc hại và cứng nhắc của bản thân em trong những trải nghiệm cá nhân.
Trong cuộc sống, em luôn cảm nhận được sự phấn khích khi hoàn thành một thử thách với kết quả hoàn hảo, đến mức mà bản thân em đã sinh ra một sự lệ thuộc vào việc được công nhận. Mặc dù điều này giúp nâng cao sự tự tin của em, nhưng đồng thời những tiêu chuẩn quá cao mà em đặt ra cho bản thân đã khiến em trở nên cầu toàn. Và bởi vì hoàn hảo là một khái niệm không thể cân đo đong đếm, nó cũng mang đến cho em nỗi sợ và sự hoang mang về việc không thể đáp ứng được kỳ vọng của bản thân.
Từ đấy, những câu hỏi thường trực bắt đầu xuất hiện. Liệu mình đã đủ thông minh? Đủ xinh đẹp? Đủ tài năng? Liệu đã đủ..? Sự soi mói, Phê phán, Ngờ vực là những yếu tố được đề cao trong nền văn hóa siêu chủ nghĩa cá nhân, nơi mà áp lực được đặt lên mỗi cá nhân để thành công, cũng là nơi mà sự hoàn mỹ được ưu tiên. Tập trung vào những điều trên, triển lãm của em khám phá những tiêu chuẩn quá cao được áp dụng vào từng cá nhân để đạt được sự hoàn hảo.
Với mục tiêu để phô bày chủ nghĩa hoàn hảo của bản thân trong buổi triển lãm, em đã khám phá và thử nghiệm các tác phẩm của mình dưới hình thức, kết cấu và ý tưởng hoàn toàn mới. Em đã lựa chọn những tác phẩm mang đến sự gắn kết giữa việc mô phỏng cách một cá nhân theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo nhìn nhận bản thân ra sao và truyền đạt những cảm xúc đó cho người xem. Mỗi tác phẩm thể hiện một khía cạnh khác nhau của chủ nghĩa hoàn hảo: thông qua vẻ bề ngoài, trong môi trường học tập, nơi làm việc hay trong xã hội Việt Nam truyền thống.
Một trong những bức vẽ đầu tiên của em cho triển lãm, “Asian Eyes” (Đôi mắt Châu Á) được sáng tác khi đang xảy ra một làn sóng thù ghét chống lại người Châu Á. Phương tiện được sử dụng ở đây (một hình tròn, cùng tranh vẽ nhô ra tạo hiệu ứng mắt cá) hướng người xem vào góc nhìn của một người theo chủ nghĩa hoàn hảo, như thể đang phê phán đôi mắt một cách thái quá. Tương tự, bức tranh “My Worth” (Giá trị của tôi) mô tả đôi mắt được tạo ra từ những chữ viết và hình ảnh các bài thi. Với bản tính ép buộc của những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, những tác phẩm như “My Worth” và “Fraud” có vô số những chi tiết nhỏ để mời gọi khán giả phải quan sát chúng thật kỹ. Ý tưởng như vậy cũng để diễn tả lại nỗi ám ảnh của những người cầu toàn trong việc đạt được phiên bản hoàn hảo của họ.
Các bức tranh khác như “Anti-Aging” (Chống lão hóa) và “Impending…” (Sắp xảy ra…) khắc họa bàn tay như một nỗ lực vật lý để thay đổi và sửa chữa những sai sót của những người theo đuổi sự hoàn hảo. Em đã thật sự nhập tâm khi vẽ nên những tác phẩm để tái tạo lại những cảm xúc cầu toàn. “Impending” được sắp xếp để tạo ra một hoạt ảnh kính vạn hoa lặp đi lặp lại cùng âm thanh tích tắc không ngừng khi người xem khám phá không gian trưng bày.
Nhìn chung, cách bố trí tác phẩm cho buổi triển lãm của em mô phỏng lại nỗi đau và sự đấu tranh mà chủ nghĩa hoàn hảo gây ra, bằng trực quan thông qua hình ảnh của tác phẩm (tính quy mô và bảng màu), và các giác quan khác trong không gian triển lãm. Nội dung của các tác phẩm thu hút người xem bằng cách đưa ra những ví dụ cụ thể, sau đó trở nên hấp dẫn hơn với những tác phẩm điêu khắc và những tác phẩm được chiếu kỹ thuật số để khắc họa những cảm xúc chung của những người tuân theo chủ nghĩa hoàn hảo.
IBDP là một chương trình mang tính đòi hỏi cao; trong đó giới thiệu những khái niệm hoặc kiến thức mới chuyên sâu và yêu cầu học sinh phải chủ động và tự lập trong nghiên cứu để chinh phục được nó. Điều khiến em hứng thú hơn cả, với tư cách là một học sinh đã hoàn thành chương trình IB, đó là cách em trở nên toàn diện và được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp tục đạt được thành công ở bậc đại học.
Em vô cùng vui mừng khi thấy kết quả của một hành trình 2 năm nghiêm túc! Đó là một thành tích đáng tự hào và minh chứng cho những nỗ lực của em.
Điểm đến tiếp theo của em là Đại học Toronto (University of Toronto, St. George campus), chuyên ngành Nghiên cứu Thị giác và có lẽ là một ngành liên quan đến công nghệ. Hứng thú nghề nghiệp của em có thể nói rằng được pha trộn giữa cả bố và mẹ em. Em muốn tiếp tục được say đắm trong nghệ thuật thiết kế, đồng thời phát triển cả sự nhạy bén trong kinh doanh và marketing.
Nhìn rộng ra hơn, con người hiện tại đang quá tập trung vào sự bùng nổ của khoa học và công nghệ mà bỏ qua cách chúng bổ sung cho văn hóa thiết yếu và nhận thức cái đẹp của nhân loại - đối với em, công nghệ khi được lồng ghép vào trong nghệ thuật thiết kế (hoặc ngược lại) là một sự kết hợp hoàn hảo. Nhận ra đây là lĩnh vực mình muốn theo đuổi, em đã quyết định lựa chọn con đường học tập này.
Hãy chủ động. Chương trình IB có thể mang lại nhiều thách thức nhưng một khi các em bước ra ngoài và nhờ đến sự hỗ trợ từ xung quanh (có thể là từ các bạn cùng lớp, thầy cô hay các nguồn trực tuyến), chắc chắn sự căng thẳng sẽ giảm đi trông thấy. Ngoài ra việc tích cực trao đổi với thầy cô về sự tiến bộ và mục tiêu của bản thân cũng sẽ giúp ích rất nhiều. Một nguồn hỗ trợ khác đó là từ các anh chị cựu học sinh - các anh chị cũng đã trải qua rất nhiều điều “đầu tiên” trong chương trình IB mà không hề được dặn trước và sẽ sẵn sàng đưa ra lời khuyên nếu các em cần. Các em sẽ trở nên bận rộn hơn bao giờ hết khi mới vào chương trình IB, bởi vậy hãy xây dựng cho mình thói quen quản lý thời gian và công việc trước khi bắt đầu.
Cảm ơn Phương Anh!