Nord Anglia Education Ra Mắt Dự Án Nghiên Cứu Siêu Nhận Thức Metacognition 'Flag Time' - Nord Anglia Education launches Flag Time metacognition research project
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
03 Tháng Bảy, 2025

Nord Anglia Education Ra Mắt Dự Án Nghiên Cứu Siêu Nhận Thức Metacognition 'Flag Time'

Nord Anglia Education Ra Mắt Dự Án Nghiên Cứu Siêu Nhận Thức Metacognition 'Flag Time' - Nord Anglia Education launches Flag Time metacognition research project
Nghiên cứu mới nhất của Nord Anglia khám phá cách phân bổ thời gian suy ngẫm có cấu trúc giúp trẻ nhỏ phát triển tính độc lập và khả năng tự nhận thức.

Tập đoàn giáo dục quốc tế hàng đầu Nord Anglia Education (NAE) vừa ra mắt 'Flag Time', một dự án nghiên cứu mới tập trung vào metacognition (siêu nhận thức) – quá trình trẻ em hiểu cách chúng tư duy và học hỏi hiệu quả nhất – trong giáo dục mầm non (độ tuổi 3-6).

Dự án nghiên cứu này, với sự tham gia của 21 trường thuộc Nord Anglia, khám phá cách những khoảnh khắc tự nhìn nhận có cấu trúc có thể giúp trẻ nhỏ đánh giá quá trình học tập của chính mình.

Dự Án Nghiên Cứu Flag Time Là Gì?

Được thành lập và dẫn dắt bởi Tiến sĩ Anne Baldisseri, Hiệu trưởng trường Avenues São Paulo, Flag Time là một hoạt động thường nhật kéo dài 20 phút tại lớp học. Trong thời gian này, học sinh tham gia vào các nhiệm vụ được thiết kế đặc biệt nhằm xây dựng điểm mạnh, hỗ trợ các lĩnh vực cần phát triển và nâng cao nhận thức về bản thân.

Giáo viên sẽ đặt một lá cờ có tên và hình ảnh của mỗi đứa trẻ tại một khu vực trong lớp học, nơi một nhiệm vụ được lựa chọn đặc biệt đang chờ đợi. Mỗi ngày, trẻ em sẽ làm việc độc lập hoặc theo nhóm với những bạn có cùng sở thích hoặc cần phát triển cùng một kỹ năng. Ví dụ, một giáo viên có thể tận dụng sở thích phiêu lưu của học sinh để phát triển kỹ năng toán học bằng cách yêu cầu các em sử dụng kính lúp để tìm và giải các bài toán ẩn trong những bức tranh về địa điểm phiêu lưu trước khi chuông báo hết giờ.

Những nhiệm vụ này được cá nhân hóa theo sở thích và nhu cầu học tập của từng trẻ. Khi kết thúc Flag Time, học sinh sẽ tự nhìn nhận về tiến bộ của mình và đặt ra các mục tiêu học tập cá nhân – xây dựng thói quen cải thiện liên tục ngay từ những năm đầu đời.

Mục Tiêu Của Dự Án

Các mục tiêu nghiên cứu chính của dự án Flag Time bao gồm việc tìm hiểu cách:

  • Thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh việc học khuyến khích trẻ nhỏ tự nhìn nhận về tiến độ và đặt ra các mục tiêu học tập.
  • Nâng cao tính độc lập và tự tin của học sinh giúp những người học nhỏ tuổi đóng vai trò chủ động trong giáo dục của mình.

Tiến sĩ Anne Baldisseri chia sẻ: “Nghiên cứu cho thấy metacognition đóng vai trò then chốt trong sự thành công của học sinh, tuy nhiên việc ứng dụng nó trong giáo dục mầm non vẫn chưa được khám phá nhiều. Flag Time mang đến cho người học nhỏ tuổi cấu trúc và ngôn ngữ để suy ngẫm về tư duy của mình, hiểu rõ điểm mạnh, sở thích và nhu cầu bản thân, đồng thời đưa ra những lựa chọn có chủ đích về việc học. Bằng cách lồng ghép những phương pháp này vào các hoạt động thường nhật, chúng tôi đang nuôi dưỡng nhận thức về bản thân, sự độc lập và nền tảng cho việc học tập suốt đời."

Tiến sĩ Kate Erricker, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Giáo dục tại Nord Anglia Education, nhận định: "Bằng cách lồng ghép sự tự nhìn nhận, lựa chọn và tự đánh giá vào các hoạt động hàng ngày, Flag Time đang trang bị cho những người học nhỏ tuổi nhất của chúng tôi các kỹ năng để tư duy sâu sắc, học tập độc lập và tự tin đối mặt với thử thách.”

Kết quả nghiên cứu sẽ được Nord Anglia công bố vào mùa hè năm 2025, bao gồm các khuyến nghị về cách giáo viên có thể tích hợp các chiến lược metacognitive vào việc học mầm non.

Tìm Hiểu Thêm Về Nghiên Cứu Metacognition Của Nord Anglia

Flag Time là dự án nghiên cứu metacognition thứ ba của Nord Anglia, tiếp nối dự án nghiên cứu metacognition với Boston College, ra mắt vào năm 2023, tập trung kiểm tra cách các chiến lược metacognitive nâng cao khả năng học tập của học sinh trong mạng lưới trường học toàn cầu của Nord Anglia. Những phát hiện trong năm đầu tiên đã được công bố trong ấn phẩm “Building Better Thinkers”, nêu bật lợi ích của việc lồng ghép metacognition vào các phương pháp giảng dạy thông qua dữ liệu học sinh và giáo viên.

Flag Time cũng bổ sung cho sự hợp tác nghiên cứu kéo dài một năm của Nord Anglia với Project Zero – một trung tâm nghiên cứu tại Harvard Graduate School of Education, khám phá cách các chiến lược metacognitive có thể nâng cao sự phát triển của học sinh theo ‘Tham Vọng Người Học’ của Nord Anglia: sự sáng tạo, tò mò, hợp tác, lòng trắc ẩn, tư duy phản biện và sự cam kết.