Bên cạnh đó, làm việc trong lĩnh vực chăm sóc toàn diện yêu cầu tôi phải đối mặt với tất cả các tình huống khác nhau xảy ra ở trường. Tuy nhiên, điều tuyệt vời là có rất nhiều điều tích cực diễn ra ở trường. Chứng kiến các em học sinh thành công, hạnh phúc, hợp tác tốt và tôn trọng lẫn nhau, điều đó thúc đẩy tôi tiếp tục thực hiện tốt công việc của mình.
Nếu có thể thay đổi một điều trong lĩnh vực giáo dục ngày nay, ông sẽ thay đổi điều gì?
Sheehan: Đây là một câu hỏi khó. Có rất nhiều điều trong giáo dục mà nếu chúng thay đổi, sẽ kéo theo rất nhiều thứ khác cùng đổi thay. Bên cạnh đó, có những điều chúng ta cần cân nhắc và cải thiện liên tục. Đối với tôi, các mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc là rất quan trọng, đặc biệt là mục tiêu mang lại nền giáo dục chất lượng cho tất cả trẻ em.
Tôi cảm thấy cần thiết phải gắn kết mọi người với giáo dục và loại bỏ các rào cản trong giáo dục. Đây không chỉ là giải quyết những rào cản trong học tập mà còn là sự đảm bảo quyền tiếp cận với một nền giáo dục chất lượng cho mọi người.
Tại Trường NAIS Hồng Kông, chúng tôi tiếp cận vấn đề này bằng cách xem xét mọi nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh (additional support needs hay ASN). Những nhu cầu này có thể liên quan tới bất kỳ vấn đề gì như bệnh tật, sức khỏe tinh thần, nỗi buồn, hoặc các loại bệnh lý kéo dài khiến các em buộc phải rời trường. Có rất nhiều yếu tố có thể ngăn cản các em học sinh tiếp cận với một nên giáo dục chất lượng.

Ông có thể kể tên ba kỹ năng chính mà giáo viên cần có để truyền cảm hứng cho học sinh bên ngoài lớp học?
Sheehan: Đối với tôi, để làm được điều này, các em học sinh cần được dạy về những giá trị cốt lõi như thái độ tôn trọng, chính trực và kiên trì. Đây là những giá trị nền tảng cho mọi hoạt động chúng tôi thực hiện và nếu có thể kết hợp các giá trị này với những kỹ năng của học sinh, các em học sinh chắc chắn sẽ thành công.
Một trong những điều chúng tôi giảng dạy tại NAIS Hồng Kông là cách thức và tầm quan trọng của việc lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Là con người, chúng ta dành nhiều thời gian để trò chuyện và giao tiếp, tuy nhiên chúng ta không dành nhiều thời gian để lắng nghe mọi người xung quanh. Việc lắng nghe không chỉ dừng lại ở hành động nghe lời nói của người khác, mà còn cần thể hiện sự tôn trọng với người nói và ý kiến của họ. Sự lắng nghe đích thực sẽ tạo nên kết nối xã hội. Tôi nghĩ rằng đây là những kỹ năng thiết yếu để các em thành công trong xã hội.
Trong chủ đề rèn luyện đức tính chính trực, chúng tôi đã thực hiện nhiều hoạt động. Đây là một khái niệm khó bởi vậy chúng tôi luôn nỗ lực đảm bảo các em học sinh biết phải làm gì và cư xử như thế nào khi không có người giám sát. Tóm lại, các em cần được học về đạo đức và các giá trị tốt đẹp, từ đó định hướng các em trở thành những người tốt.
Điều gì ông ước mình biết trước khi trở thành giáo viên?
Sheehan: Có rất nhiều điều về nghề giáo mà bạn chỉ có thể hiểu khi đã thực sự trở thành giáo viên. Phần lớn những kiến thức và kinh nhiệm mà bạn có được sẽ đến từ những người xung quanh và từ trải nghiệm thực tế khi làm công việc này. Một điều mà tôi không được dạy khi còn đang đi học đó chính là cách tự đánh giá và suy ngẫm; dừng các công việc hiện tại và quan sát những thứ xung quanh, cách bạn hợp tác cùng những người xung quanh để tìm ra giải pháp tốt hơn.
Đôi khi các giáo viên tự phân tích và đánh giá phương pháp của mình để tìm ra những điểm chưa tốt. Ví dụ như chúng tôi chưa đi đến cùng của vấn đề hoặc chưa tạo ra sự khác biệt trong phương pháp. Khả năng đứng ở vị trí khách quan để quan sát tình huống một cách tích cực và áp dụng tư duy mới vào giải quyết vấn đề cho phép chúng ta tìm ra các giải pháp tốt hơn.